Nhượng Quyền Thương Hiệu: Lựa Chọn Kinh Doanh Thông Minh
(Mariko) – Nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một trong những chiến lược kinh doanh đang phát triển, nhất là trong ngành hàng ăn uống. Với vốn đầu tư thấp, ít rủi ro và đặc biệt mang đến sự uy tín khi sở hữu danh tiếng cũng như nguồn khách hàng của chủ thương hiệu.
Định Nghĩa Nhượng Quyền Thương Hiệu Trong Kinh Doanh
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà bên nhượng sẽ cho phép đối tác nhận quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình. Hiện tại, có khá nhiều ngành hàng cho phép được thực hiện nhượng quyền như đồ uống, nội thất, vật liệu xây dựng,…
Có khá nhiều hình thức trong việc nhượng quyền, nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 hình thức cơ bản, bao gồm:
- Nhượng toàn diện, bao gồm tất cả các vấn đề về kinh doanh, sản phẩm, hình thức sản xuất,..
- Nhượng quyền một phần về sản phẩm, còn được gọi là mô hình không toàn diện
- Nhượng quyền có quản lý
- Nhượng quyền có đầu tư vốn
Xu Hướng Nhượng Quyền Thương Hiệu Trong Ngành Ăn Uống
Ăn uống là một trong những mặt hàng đang phát triển theo xu hướng cho phép bên thứ ba sử dụng thương hiệu của mình để kinh doanh. Xu hướng này chính là nhượng quyền thương hiệu.
Sự Phát Triển Của Thị Trường
Thị trường các mặt hàng liên quan đến ăn uống đang có một sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm gần đây. Sự gia tăng của các tầng lớp trung lưu và thói quen tiêu dùng của người dân đã tạo cơ hội cho các thương hiệu nổi tiếng gia nhập. Đây cũng là lúc mô hình nhượng quyền dần phát triển mạnh mẽ.
Người kinh doanh có thể dễ dàng tiếp cận vào mô hình kinh doanh này để giảm thiểu rủi ro nhiều nhất. Bởi, những thương hiệu cho phép nhượng quyền đều có một tệp khách hàng nhất định. Các đối tác khi tham gia vào mô hình này cũng sẽ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như hướng dẫn về chiến lược phát triển.
Đặc Điểm Chung Của Thị Trường
Các mô hình nhượng quyền thương hiệu trong ngành hàng ăn uống đều có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, về cơ bản thì thương hiệu nào cũng sẽ tập trung vào việc cung cấp đến các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ khách hàng tốt cũng như mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng.
Chính vì điều này, sự đa dạng trong cách xây dựng và tiếp cận thị trường cũng được thay đổi thường xuyên. Những yếu tố này đã giúp các thương hiệu nhanh chóng ghi điểm và đến gần hơn với người dùng, cũng là yếu tố quyết định thành công cho thương hiệu đó.
Ngoài ra, ở Việt Nam việc kinh doanh vào thị trường ăn uống luôn tạo ra lợi nhuận cực tốt. Khi bạn sử dụng các thương hiệu đã có uy tín lâu năm, có lượng khách ổn định thì việc khởi nghiệp cũng sẽ tránh việc các rủi ro về lỗ vốn,… Tuy nhiên, để phát triển bạn vẫn phải tạo ra điểm nổi bật cho sản phẩm của mình.
Khám Phá Quy Trình Để Nhượng Quyền
Là một trong những hình thức kinh doanh thu hút nhiều người nhất, đảm bảo đem đến lợi nhuận ổn định. Vậy, quy trình để thực hiện việc này có đơn giản hay không? Cùng xem nhé.
Thủ Tục Cần Có
Cụ thể, quy trình này sẽ bao gồm nhiều bước, từ việc chuẩn bị các hồ sơ đề nghị đăng ký cho đến việc ký kết hợp đồng. Các bên liên quan cũng cần trao đổi, thảo luận chi tiết về các điều khoản hợp đồng, bao gồm phí nhượng quyền, kỳ hạn nhượng quyền và các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Các thủ tục liên quan đến việc nhượng quyền thương hiệu sẽ được thực hiện theo điều 20, khoản 3 về quy định chung trong hoạt động này. Các thủ tục sẽ gồm có:
- Hai bên cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện việc làm hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền này.
- Bên nhượng quyền cần có trách nhiệm trong việc bàn giao các giấy phép đăng ký hoạt động và gửi thông báo bằng văn bản tới cho bên nhận quyền, sau đó thực hiện các bước để đăng ký theo yêu cầu của nhà nước.
Hồ Sơ Cần Có Để Nhượng Quyền
Các hồ sơ cần có để nhượng quyền thương hiệu sẽ dựa theo điều 19, khoản 3 trong quy định chung của hoạt động này. Bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền, đơn này sẽ được lấy theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Hồ sơ liên quan tiếp theo cần có chính là bản giới thiệu về việc nhượng quyền.
- Các văn bản khác liên quan tới giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu,…
Khi tham gia vào mô hình nhượng quyền thương hiệu, có một vài yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét như việc chọn đối tác nhượng quyền. Đảm bảo bên nhượng sẽ là nơi có uy tín cao, lượng khách hàng ổn định, giá trị của thương hiệu đối với khách hàng rất tốt,…
Kết Luận
Nhượng quyền thương hiệu là một cơ hội hấp dẫn cho những ai muốn khởi nghiệp nhưng chưa tìm ra con đường phù hợp. Với tiềm năng thị trường và sự hỗ trợ từ các thương hiệu nổi tiếng, người nhận quyền có thể giảm bớt rủi ro và nâng cao khả năng thành công.