Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên. Để kiểm soát và phòng tránh bệnh này hiệu quả, bạn cần hiểu rõ bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị bệnh này như thế nào. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh này nhé.
Bệnh Bạch Hầu Là Gì?
Bệnh bạch hầu (tên tiếng anh là Diphtheria) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn chủng có tên là Corynebacterium diphtheriae gây ra, xuất hiện giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.
Căn bệnh này vừa nhiễm trùng, nhiễm độc tố cũng như gây tổn thương nghiêm trọng của bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trên da và các niêm mạc khác như kết mạc mắt, tai và bộ phận sinh dục.
Bạch hầu được phân thành hai loại, cụ thể như sau:
- Bạch hầu hô hấp còn gọi là bạch hầu họng ảnh hưởng đến mũi, họng, amidan và thanh quản của người bệnh. Triệu chứng của bạch hầu hô hấp này khác nhau tùy thuộc vào vi khuẩn cư trú ở vị trí nào.
- Bạch hầu da và các màng nhầy khác (kết mạc, niêm mạc và vùng âm hộ – âm đạo, ống tai ngoài, …): Gây ra các tình trạng lở loét trên da, nhiễm trùng và có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Bạch Hầu
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn bạch hầu) là nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Khi đã nhiễm vi khuẩn bạch hầu nào thì chúng sẽ đào thải ra độc tố gây tổn thương các hệ cơ quan trong cơ thể.
Khi người khỏe mạnh tiếp xúc các chất dịch như nước mũi, nước bọt, … hoặc gián tiếp tiếp xúc với vật dụng của bệnh nhân bạch hầu để có thể bị mắc bệnh. Đây cũng chính là lý do vì sao căn bệnh này dễ bùng phát, lây lan nhanh chóng và có nguy cơ thành dịch.
Dấu Hiệu Nhận Biết Triệu Chứng Bạch Hầu
Triệu chứng của bạch hầu xuất hiện trong khoảng 2-5 ngày ngay sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số trường hợp không xuất hiện bất cứ một triệu chứng nào, một số khác xuất hiện triệu chứng nhẹ và dễ bị nhầm với bệnh cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy của bạch hầu là mảng màu xám dày đặc xuất hiện ở họng và amidan. Ngoài ra, có thể đi kèm với các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Sốt
- Viêm họng, sưng họng
- Da xanh tái
- Chảy nước dãi
- Ớn lạnh
- Sưng các tuyến ở cổ
- Ho ông ổng
- Có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Trong quá trình xuất bệnh tiến triển, có thể xuất hiện một số triệu chứng khác, bao gồm như sau:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Thay đổi thị lực
- Nói lắp
- Một số các dấu hiệu sốc như vã mồ hôi, da tái và lạnh, tim đập nhanh
Điều Trị Bạch Hầu Như Thế Nào?
Người mắc bạch hầu sẽ được tiêm 1 loại giải độc tố đặc hiệu kết hợp với kháng sinh để chống lại độc tố của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu. Đối với những bệnh nhân quá nặng, bác sĩ sẽ can thiệp mở đường thở, hỗ trợ hô hấp, đặt máy tạo nhịp cho tim…
Phòng Bạch Hầu Như Thế Nào
Bác sĩ chuyên khoa hô hấp khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp để chủ động phòng chống bạch hầu, bao gồm như sau:
- Tiêm vaccine phối hợp cho trẻ như: DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đúng lịch và đầy đủ.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ vệ sinh mũi, họng và thân thể hàng ngày.
- Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh hoặc người mắc bệnh.
- Đeo khẩu trang ở nơi đông người, nơi công cộng như bệnh viện, công viên, trường học, … .
- Vệ sinh lớp học, nhà trẻ sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Người mắc bệnh cần được cách ly và đưa đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Đối với người dân trong ổ dịch cần nghiêm chỉnh uống thuốc và tiêm vaccine phòng bệnh theo yêu cầu.
- Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Bạch Hầu
Những thắc mắc liên quan đến bạch hầu sẽ được chúng tôi tổng hợp và giải đáp ngay sau đây:
1. Nên Làm Gì Khi Phát Hiện Người Mắc Bạch Hầu?
Nếu phát hiện người thân, bạn bè mắc bạch hầu, bạn nên tránh tiếp xúc với người bệnh, hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế. Thực hiện cách ly và thông báo đội ngũ nhân viên y tế để được hướng dẫn cách ly, xét nghiệm chẩn đoán.
2. Bệnh Bạch Hầu Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Hay Không?
Nêu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời thì bạch hầu hoàn toàn có thể chữa khỏi. Một số biến chứng cần có thời gian hồi phục, nhiều trường hợp có thể để lại tổn thương vĩnh viễn.
3. Bệnh Bạch Hầu Thường Kéo Dài Trong Bao Lâu?
Bạch hầu thường kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 tuần tính từ thời điểm khởi phát các triệu chứng. Sau khoảng 1-2 tuần điều trị, các dấu hiệu hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ngưng dùng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ.
Kết Luận
Với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ bệnh bạch hầu và những kiến thức liên quan bạn nên chủ động cần biết. Hãy chủ động tiêm ngừa để phòng tránh bệnh này.